Chia tài sản sau ly hôn: Không phải lúc nào cũng là 50–50

Gần đây, luật Sư của công ty Luật DEDICA tham gia một vụ chia tài sản sau ly hôn. Hai vợ chồng, đã ngoài 60–70 tuổi, từng sống chung hơn 30 năm, cùng đứng tên ngôi nhà, cùng nuôi một người con. Khi ly hôn, họ không chia tài sản ngay. Đến khi tuổi già, căn nhà ấy trở thành tâm điểm của tranh chấp kéo dài.

Người chồng lập luận rằng: ngôi nhà được mua bằng tiền bán căn nhà thừa kế mà bố mẹ để lại cho ông từ trước khi kết hôn. Ông trình bày rõ số vàng thu được, thời điểm bán – mua nhà, và cung cấp được giấy tờ chứng minh.
Người vợ thì khẳng định: bà có đóng góp không nhỏ – từ tiền tuất, tiền tiết kiệm cá nhân, tiền đi làm và cả công sức trong quá trình tạo lập, mua bán, cải tạo nhà. Tuy nhiên, những nội dung này bà không có tài liệu để chứng minh cụ thể.

Kết quả, Tòa tuyên chia tài sản theo tỷ lệ 70% – 30% nghiêng về phía người chồng – vì ông chứng minh được phần đóng góp bằng tài sản riêng đưa vào trong thời kỳ hôn nhân để tạo lập tài sản chung. Bà vợ dù có công sức, nhưng không có đủ căn cứ pháp lý để xác định phần giá trị tương ứng.

Tòa tuyên chia tài sản theo tỷ lệ 70% – 30% nghiêng về phía người chồng – vì ông chứng minh được phần đóng góp bằng tài sản riêng đưa vào trong thời kỳ hôn nhân

Lý do pháp lý?

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản chung khi ly hôn được chia “theo nguyên tắc chia đôi nhưng có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên”. Người nào có đóng góp nhiều hơn và chứng minh được điều đó sẽ được chia phần nhiều hơn.

Bài học rút ra không phải là ai đúng – ai sai, mà là:
– Nếu không chứng minh được mình đã góp gì, thì pháp luật cũng không thể bảo vệ điều mình nghĩ là hợp lý.
– Tình nghĩa, công sức, hy sinh – rất khó định lượng nếu không có giấy tờ, căn cứ rõ ràng.
– Và đặc biệt, đừng đợi đến khi “không còn là vợ chồng” mới bắt đầu nghĩ đến chuyện rạch ròi.

Pháp luật không thể giữ lại yêu thương, nhưng có thể giúp chia tay bớt tổn thương – nếu ta chuẩn bị từ sớm.

Nếu không chứng minh được mình đã góp gì, thì pháp luật cũng không thể bảo vệ điều mình nghĩ là hợp lý

Liên hệ với DEDICA Law Firm để được tư vấn pháp lý chuyên sâu!

📞 Hotline: (+84) 39 969 0012 (Hỗ trợ qua WhatsApp, WeChat và Zalo)

🏢 Trụ sở chính: 144 đường Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

🕒 Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu (8:30 – 18:00)

Liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí lần đầu từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của chúng tôi!

Previous
Previous

Hồ sơ cần chuẩn bị khi ly hôn tại Việt Nam nếu đã kết hôn tại nước ngoài

Next
Next

Tiền phép năm chưa nghỉ có được đòi lại sau khi nghỉ việc không?