Thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài mở công ty lập trình ứng dụng di động tại Việt Nam

Việt Nam đang trở thành “điểm đến công nghệ” của khu vực Đông Nam Á. Với dân số trẻ, năng động, cùng tốc độ phát triển Internet thuộc hàng cao nhất thế giới, thị trường ứng dụng di động ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng để “chạm tay” vào cơ hội này, trước tiên bạn cần nắm rõ thủ tục pháp lý để mở công ty một cách hợp pháp và hiệu quả.

Hãy cùng DEDICA khám phá hành trình pháp lý từ A-Z cho một nhà đầu tư nước ngoài muốn mở công ty lập trình ứng dụng tại Việt Nam, vừa dễ hiểu, vừa thực tiễn, để bạn không bị lúng túng giữa “ma trận” thủ tục hành chính.

Thủ tục thành lập công ty lập trình ứng dụng di động với vốn nước ngoài

Không giống như việc mở một công ty thuần Việt, quá trình thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đòi hỏi nhiều bước pháp lý hơn, đặc biệt là đối với các ngành nghề có yếu tố công nghệ. Với ngành lập trình ứng dụng di động, một lĩnh vực không giới hạn bởi vốn sở hữu nước ngoài, nhà đầu tư được tạo điều kiện thuận lợi, nhưng cũng không thể chủ quan với các thủ tục cần thiết. Dưới đây là trình tự các bước bạn cần nắm rõ để có thể thành lập công ty mà không gặp các rào cản pháp lí.

1. Đặt nền móng pháp lý đầu tiên bằng cách chuẩn bị hồ sơ đầu tư

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC). Đây là bước mà nhiều nhà đầu tư thường bỏ sót hoặc thực hiện thiếu chính xác dẫn đến bị từ chối hoặc kéo dài thời gian xét duyệt.

Các tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Bản sao hộ chiếu công chứng của nhà đầu tư cá nhân hoặc Giấy phép kinh doanh (nếu là tổ chức);

  • Báo cáo tài chính gần nhất, sao kê ngân hàng hoặc giấy tờ chứng minh năng lực tài chính;

  • Văn bản đề xuất dự án đầu tư;

  • Hợp đồng thuê văn phòng, giấy tờ mặt bằng trụ sở công ty;

  • Điều lệ công ty dự kiến;

  • Phương án giải trình về nhân sự, công nghệ, dự kiến doanh thu...

2. Đăng ký doanh nghiệp – Cánh cửa chính thức để hoạt động

Sau khi được cấp IRC, bước tiếp theo là xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC). Đây là thủ tục giúp công ty bạn chính thức được công nhận là pháp nhân tại Việt Nam.

Ngành nghề “lập trình máy vi tính” thuộc nhóm được phép đầu tư 100% vốn nước ngoài, tuy nhiên bạn cần ghi rõ mã ngành: 6201 – Lập trình máy vi tính, để tránh trường hợp bị yêu cầu điều chỉnh sau này.

Cùng với đó, công ty cần đăng ký con dấu, mở tài khoản ngân hàng, khai thuế ban đầu và thực hiện nghĩa vụ thuế, kế toán đúng theo quy định pháp luật Việt Nam.

Những lưu ý quan trọng giúp quá trình đầu tư thuận lợi và bền vững

Một công ty được thành lập hợp pháp không đồng nghĩa với một hành trình kinh doanh suôn sẻ. Nhiều nhà đầu tư rơi vào cảnh “tiến không được, lùi không xong” chỉ vì bỏ qua những lưu ý nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng trong quá trình đầu tư. Đó có thể là việc chọn sai địa điểm đặt trụ sở, chậm trễ trong việc bảo hộ tài sản trí tuệ, hay không dự liệu được các giấy phép con khi sản phẩm ra mắt thị trường.

Ở phần này, DEDICA sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thực tế – từ các tình huống chúng tôi từng xử lý – để giúp bạn lường trước rủi ro và vận hành doanh nghiệp một cách thông minh, tiết kiệm và hợp pháp.

1. Đừng đánh giá thấp việc chọn địa điểm đặt trụ sở

Một sai lầm phổ biến là chọn văn phòng ảo hoặc thuê văn phòng trong các khu vực chưa đủ điều kiện pháp lý. Điều này có thể khiến hồ sơ đầu tư bị từ chối ngay từ bước đầu. Công ty bạn cần có hợp đồng thuê trụ sở hợp pháp, địa chỉ rõ ràng, không nằm trong khu vực cấm hoặc hạn chế đăng ký doanh nghiệp.

DEDICA đã từng hỗ trợ một khách hàng B người Singapore trong ngành công nghệ bị cơ quan cấp phép từ chối hồ sơ chỉ vì hợp đồng thuê mặt bằng được ký bằng tiếng Anh mà không có bản dịch công chứng tiếng Việt. Sau khi điều chỉnh lại hợp đồng và bổ sung hồ sơ hợp lý, chỉ trong 7 ngày, khách hàng đã được cấp IRC thành công.

2. Giấy phép con – "cửa ải"  mà nhiều nhà đầu tư vô tình bỏ quên 

Với ngành lập trình ứng dụng di động, bạn không cần xin giấy phép con để hoạt động, tuy nhiên nếu có yếu tố thương mại điện tử (bán hàng, cung cấp dịch vụ qua app), bạn sẽ cần đăng ký website/ app với Bộ Công Thương, hoặc trong một số trường hợp còn cần giấy phép mạng xã hội hoặc giấy phép cung cấp nội dung số.

Tốt nhất, hãy để đội ngũ pháp lý đồng hành từ đầu để xác định rõ phạm vi hoạt động và nhu cầu cấp phép nhằm tránh “vướng” sau khi công ty đã đi vào vận hành.

3. Bảo hộ sở hữu trí tuệ – Đừng để mất app vào tay người khác

Rất nhiều nhà đầu tư không chú trọng đến việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả hoặc nhãn hiệu cho sản phẩm ứng dụng của mình. Trong khi đó, đây lại là tài sản cốt lõi của công ty. DEDICA từng xử lý vụ việc của khách hàng A, một công ty start-up đến từ Hàn Quốc bị bên thứ ba tại Việt Nam đăng ký nhãn hiệu trùng tên ứng dụng trước. Việc này không chỉ gây thiệt hại về uy tín mà còn khiến doanh nghiệp tạm thời bị gỡ app khỏi kho ứng dụng Việt Nam. Vì vậy hãy bảo hộ sớm nhất có thể (từ tên app, logo, giao diện, cho đến đoạn mã nguồn quan trọng).

Việt Nam đang chào đón các nhà đầu tư công nghệ, nhưng một khởi đầu thuận lợi không đến từ ý tưởng hay dòng vốn, mà từ việc hiểu đúng và làm đúng về pháp lý. Nếu bạn đang có kế hoạch mở công ty lập trình ứng dụng di động, đừng ngần ngại chuẩn bị kỹ từ bước đầu, chọn đồng hành cùng đội ngũ hiểu rõ cả luật pháp lẫn môi trường kinh doanh Việt Nam.

DEDICA Law Firm  Đối tác pháp lý tin cậy cho các nhà đầu tư công nghệ tại Việt Nam. Chúng tôi không chỉ giúp bạn làm đúng quy định, mà còn giúp bạn đi xa và bền vững trong hành trình khởi nghiệp tại thị trường đầy tiềm năng này.

Liên hệ với DEDICA Law Firm để được tư vấn pháp lý chuyên sâu!

📞 Hotline: (+84) 39 969 0012 (Hỗ trợ qua WhatsApp, WeChat và Zalo)

🏢 Trụ sở chính: 144 đường Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

🕒 Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu (8:30 – 18:00)

Liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí lần đầu từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của chúng tôi!

Previous
Previous

Ly hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài khi vắng mặt cả hai bên

Next
Next

Tranh chấp tài sản trong hôn nhân không đăng ký kết hôn – Tòa án quyết định như thế nào?