Người lao động có quyền phản đối không khi phải làm trái công việc đã thỏa thuận?

Trong một số tranh chấp lao động gần đây, nhiều người lao động gừi đơn khiếu nại vì bị buộc thực hiện công việc không đúng với chuyên môn đã giao ký trong hợp đồng lao động. Vậy khi doanh nghiệp thay đổi công việc đã thỏa thuận, người lao động có quyền từ chối thực hiện hay không? Luật Lao động quy định như thế nào?

Hợp đồng lao động được pháp luật công nhận và bảo vệ

Theo quy định tại Điều 3 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động là sự thoả thuận về công việc, tiền lương, điều kiện làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi đã giao ký hợp đồng, hai bên buộc phải tuân thủ nội dung đã cam kết, bao gồm vị trí công việc, địa điểm làm việc, mức lương và điều kiện làm việc.

Do vậy, mọi sự thay đổi lớn đối với công việc như điều chuyển sang bộ phận khác, giao nhiệm vụ trái chuyên môn hoặc giảm mức lương... phải có sự đồng ý của người lao động.

Khi nào doanh nghiệp được quyền thay đổi công việc?

Khoản 1 Điều 29 BLLĐ 2019 quy định: trong trường hợp bị sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, do nhu cầu sản xuất kinh doanh... người sử dụng lao động có quyền tạm thời điều người lao động sang công việc khác trong thời gian không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm.

Trong quá trình điều chuyển, doanh nghiệp phải:

  • Thông báo trước cho người lao động;

  • Xây dựng kế hoạch, nội dung công việc tạm thời;

  • Đảm bảo mức lương không thấp hơn 85% mức lương cũ;

  • Ký phụ lục hợp đồng (nếu công việc thay đổi vì lý do khác hoàn toàn).

Nếu việc thay đổi không tuân thủ quy trình trên hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người lao động, hành vi đó có thể bị xem là đưa lao động ra khỏi vị trí trái quy định pháp luật.

Nếu việc thay đổi không tuân thủ quy trình hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động hành vi đó có thể bị xem là đưa lao động ra khỏi vị trí trái quy định pháp luật

Người lao động được làm gì khi bị giao việc trái hợp đồng?

Người lao động có quyền:

  • Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc, Ban lãnh đạo hoặc Phòng nhân sự;

  • Yêu cầu hoà giải đối thoại tại nơi làm việc;

  • Trường hợp không được giải quyết, người lao động có quyền khởi kiện tại TAND theo quy trình trênh chấp lao động cá nhân.

Lưu ý: Trong quá trình làm việc, nếu bị thay đổi công việc, người lao động nên yêu cầu doanh nghiệp ký phụ lục hợp đồng làm căn cứ để xác định trách nhiệm, quyền lợi và phòng ngừa tranh chấp sau này.

Bảo vệ chính mình trên căn cứ hợp đồng đã ký

Rút kinh nghiệm từ nhiều vụ tranh chấp thực tế, DEDICA khuyên người lao động:

  • Luôn đọc kỹ hợp đồng trước khi ký, nhất là các điều khoản về nội dung công việc và quyền điều động;

  • Giữ lại toàn bộ chứng cứ về việc thực hiện công việc: Quyết định giao việc, bảng lương, email, biên bản họp...

  • Khi có dấu hiệu xung đột, cần bình tĩnh để trao đổi, thương lượng trước khi khiếu nại hay khởi kiện.

Người lao động hoàn toàn có quyền yêu cầu doanh nghiệp tôn trọng hợp đồng lao động đã cam kết. Trong trường hợp bị giao việc trái chuyên môn, giảm lương hoặc thay đổi vị trí bất hợp lý, người lao động có quyền khiếu nại, khởi kiện nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Quan trọng hơn, việc bên nhau hiểu đúng quyền và nghĩa vụ sẽ giúc doanh nghiệp và người lao động hợp tác lâu dài, bền vữ và hiệu quả.

Người lao động hoàn toàn có quyền yêu cầu doanh nghiệp tôn trọng hợp đồng lao động đã cam kết

DEDICA đồng hành cùng bạn trong việc tư vấn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi có tranh chấp lao động, từ giai đoạn đừng vị, hoà giải đến đắm phán, tố tụng.

Liên hệ với DEDICA Law Firm để được tư vấn pháp lý chuyên sâu!

📞 Hotline: (+84) 39 969 0012 (Hỗ trợ qua WhatsApp, WeChat và Zalo)

🏢 Trụ sở chính: 144 đường Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

🕒 Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu (8:30 – 18:00)

Liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí lần đầu từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của chúng tôi!

Previous
Previous

Ly hôn giữa hai người nước ngoài có con sinh tại Việt Nam: Ai được nuôi con?

Next
Next

Có thể giải quyết tranh chấp tài sản của người nước ngoài tại Việt Nam khi ly hôn không?